Chuyển đổi số: Những lầm tưởng cần tránh

Những lầm tưởng trong quá trình chuyển đổi số ở doanh nghiệp

1. Chuyển đổi số là đích đến

Chyển đổi số không phải là một điểm đến, nó là một hành trình

Không. Chuyển đổi số chính xác là một quá trình. Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng thúc đẩy doanh nghiệp không phải là chuyển đổi số hay áp dụng công nghệ vào quản lý, sản xuất. Mục tiêu của sự thay đổi là để gặt hái những lợi ích về mặt tài chính, nguồn lực và khách hàng. Vậy nên, chuyển đổi số nên được nhìn nhận là một hành trình, con đường ngắn và hiệu quả nhất dẫn dắt các doanh nghiệp vượt lên và đứng đầu. Chuyển đổi số nên diễn ra dần dần theo từng giai đoạn là lộ trình: từ tự động hóa một phần đến toàn phần, đồng bộ một phần đến đồng bộ toàn phần. Cả con người và tổ chức cần có thời gian thích ứng, học tập và triển khai kế hoạch chuyển đổi số. Và chắc chắn nó nó không phải việc một tháng, một năm, nó là câu chuyện thường trực ở doanh nghiệp khi phải liên tục, không ngừng đổi mới.

2. Công nghệ là tất cả

Công nghệ là một AI, IoT, hay Big data được coi là những ứng dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp thực hiện các bước nhảy vọt và vươn lên dẫn đầu. Nhiều doanh nghiệp cho rằng chỉ cần mang công nghệ mới về áp dụng là có thể thay đổi hiệu quả quản lý và hiệu suất công việc, cắt giảm chi phí ở cả hai khối front và back. Tuy nhiên, chuyển đổi số không phải chỉ diễn ra ở bề mặt, nó cần được thay đổi từ tư duy, thói quen, cách thức tiếp cận và tinh thần học hỏi. Rõ ràng có thể thấy, để ứng dụng được công nghệ 4.0, nhân viên cũng cần có trình độ công nghệ tương ứng và một tinh thần dám học hỏi trau dồi tri thức. Ngoài ra, tư duy đúng và cấp tiến về chuyển đổi số cũng là điều không thể thiếu. Mỗi thành viên trong tổ chức phải có sự cam kết và sẵn sàng đối mặt với rủi ro, thất bại.

3. Chuyển đổi số là câu chuyện của cấp quản lý

Chuyển đối số thường bắt nguồn và khởi xướng bởi cấp quản lý, nhưng chỉ mình cấp quản lý thôi là chưa để “làm nên non”. Cũng giống như việc, một hướng đi, một chiến lược chuyển đổi từ cấp lãnh đạo tham vọng là chưa đủ nếu nhân viên không đồng lòng, mục tiêu chưa thống nhất. Rất nhiều trường hợp, tinh thần đổi mới thì hừng cháy ở cấp quản lý, các nhà lãnh đạo xông xáo tìm hiểu về công nghệ, cách thức chuyển đổi, nhưng đến khi đem về áp dụng thì nhận lại sự thờ ơ của nhân viên.Tinh thần quyết liệt chuyển đổi cần được nhóm lên và làm sôi sục trong nhân viên bằng cách thường xuyên giao tiếp, truyền cảm hứng. Vì chính nhân viên mới là lực lượng hiện thức hóa những mục tiêu chuyển đổi số, là người trực tiếp áp dụng công nghệ và góp phần thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Con người vẫn luôn là mắt xích quan trọng để chuyển đổi số thành công.

4. Số hóa là chuyển đổi số?

Áp dụng số hóa như quản lý dữ liệu trên đám mây hay hồ sơ không giấy tờ trong một mô hình kinh doanh và cách thức quản lý cũ thoạt nhìn có vẻ như đang trong quá trình chuyển đổi số. Nhưng đây là một lầm tưởng phổ biến của rất nhiều doanh nghiệp đang bước đầu chuyển đổi số. Thực ra, những việc kể trên mới chỉ là một bước đầu trong cả tiến trình chuyển đổi số. Bởi như đã nói, chuyển số là sự thay đổi của cả bộ máy, nó cần có sự kết nối giữa các phòng ban, sự tích hợp, kế thừa trong dòng chảy dữ liệu, sự đồng bộ trong quản lý. Chuyển đổi số  được coi là thành công khi kết quả đạt được là của cả bộ máy, chứ không riêng gì một phòng ban, một đầu công việc.

5. Chuyển đổi số bằng công thức chung

Chuyển đối số là kế hoạch mạo hiểm và nhiều thách thức, việc học hỏi các tổ chức khác, doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực được cho là có thể giúp hạn chế bớt rủi ro. Tuy nhiên, nhận định này có thể là dẫn đến một tai hại to lớn nếu cấp chiến lược cứ chăm chăm bê nguyên môi hình chuyển đổi về áp dụng cho doanh nghiệp mình. Thất bại này là dễ thấy khi mỗi công ty có bố cảnh công nghệ khác nhau, mức độ học hỏi và khả năng thích nghi công nghệ của nhân viên không đồng nhất, chưa kể mô hình kinh doanh riêng biệt và các điểm đặc thù trong từng công ty. Vậy nên, không có bất kỳ công thức chung nó có thể áp dụng cho nhiều loại hình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên hiểu để chính con người bên trong và bối cảnh doanh nghiệp để xác định mục tiêu và quy trình chuyển đổi.

6. Coi chuyển đổi số là một dự án công nghệ

Chuyển đổi số không phải là một dự án công nghệ

Mặc dù công nghệ là một phần quan trọng đóng góp vào sự thành công của chuyển đổi số. Song, suy cho cùng thì nó cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ. Để chuyển đổi số thành công thì doanh nghiệp cần nhiều yếu tố khác như: tư duy, con người, văn hóa tổ chức,...

Thay vì coi chuyển đổi số như một dự án IT, “đổ” tiền đầu tư vào những công  nghệ không thực sự cần thiết, doanh nghiệp nên bắt đầu tập trung vào insight, trải nghiệm khách hàng, xây dựng văn hóa chuyển đổi số trong doanh nghiệp,... sau đó lập những chiến lược áp dụng công nghệ phù hợp.

7. Chuyển đổi số là chuyện riêng của bộ phận IT

Cũng gần giống như suy nghĩ chuyển đổi số là một dự án công nghệ, nhiều người thường hiểu lầm rằng chuyển đổi số liên quan đến các vấn đề kỹ thuật nên nó chỉ dành cho nhân sự IT, bản thân các phòng ban khác không liên quan đến vấn đề này.

Đây thực sự là một suy nghĩ tai hại. Chuyển đổi số thực chất là sự nỗ lực thay đổi của toàn bộ hệ thống, từ lãnh đạo cho đến các cấp nhân viên. Nó không phân biệt phòng ban hay vị trí.

Để chuyển đổi số thành công thì tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với công việc của mình và biết cách áp dụng nó vào quá trình làm việc

8. Chuyển đổi số chỉ dành cho những ông lớn công nghệ

Chuyển đổi số là sân chơi của tất cả các doanh nghiệp

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay còn chần chừ chưa chuyển đổi số. Cho rằng chỉ những “đại gia công nghệ” mới có đủ khả năng và nguồn vốn để đầu tư vào một dự án lớn và dài hạn như chuyển đổi số là hiểu lầm nghiêm trọng của doanh nghiệp.

Trên thực tế, chuyển đổi số hiện nay lại đang được biết đến như một sân chơi mới của các startup. Không ít lần chúng ta nghe nhắc đến câu chuyện “cá chép hóa rồng” của nhiều startup mới nổi như: Uber và Grab thách thức ngành taxi truyền thống. Airbnb thách thức khái niệm về khách sạn và lưu trú. Netflix thách thức các kênh giải trí truyền thống. Spotify tái định nghĩa cách chúng ta tiếp cận âm nhạc…

9. Doanh nghiệp nghĩ rằng mình đã hoàn thành chuyển đổi số

Chuyển đổi số nghĩa là chúng ta phải không ngừng thay đổi và bắt kịp xu hướng của thời đại. Bất cứ một suy nghĩ đã hoàn thành hoặc không cần làm nữa của doanh nghiệp chính là sợi dây kéo doanh nghiệp thụt lùi lại phía sau.

Chuyển đổi số là một hành trình không có điểm dùng, vì vậy mỗi doanh nghiệp cần xác định phải luôn luôn thích nghi, không ngừng chuyển động để đáp ứng được nhu cầu của nó.

HN

Bài viết cùng chuyên mục